Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Under
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


K33sinhhoc - Mái Nhà Tình Bạn
Lời ngỏ
Chào mừng các bạn đến với Forum K33sinhhoc - Mái Nhà Tình Bạn.
Mái Nhà Tình Bạn ra đời với mong muốn sẽ là nơi để mọi người quy tụ
cùng nhau học hỏi, thư giãn và chia sẻ mọi nỗi buồn vui trong cuộc sống,
là nơi tình bạn được vinh danh, cho dù đó chỉ là những con người ảo
nhưng ẩn bên trong là những trái tim đầy ấp chân tình và niềm tin yêu đáng quý.
Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Chú ý


Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắnXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Jun 28, 2011 9:53 pm
Sống để mà ăn
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_06
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_01Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_02_newsXử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_03
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_04_newRaiChuXử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_06_news
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_07Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_08_newsXử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Bgavatar_09
[Thành viên] - RaiChu
Admin
Nữ
posts : 156
Join date : 05/12/2010
Age : 33
Đến từ : Phong Điền- Thừa Thiên Huế
Châm ngôn sống : Sống để mà ăn
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn Vide

Bài gửiTiêu đề: Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn
https://k33sinh.forumvi.com

Nữ posts : 156
Join date : 05/12/2010
Age : 33
Đến từ : Phong Điền- Thừa Thiên Huế
Châm ngôn sống : Sống để mà ăn
Nguồn : k33sinhhoc.tk/t86-topic

Tiêu Đề : Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn

Tình Bạn Vĩnh Cửu

--------------------------------------------------
Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn 11_00010
Ngay sau khi bị rắn độc cắn, trẻ cần được sơ cứu rồi đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ có hiệu quả cao nếu được tiến hành ngay trong giờ đầu sau khi tai nạn xảy ra. Nếu để sau 24-48 giờ, hiệu quả chữa trị sẽ rất kém hoặc bằng không.

Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cho biết, trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 20-30 trẻ bị rắn độc cắn. Riêng tháng 4 năm nay, số trẻ bị rắn độc cắn phải nhập viện lên tới 6 em (1 trường hợp tử vong).

Triệu chứng của rắn độc cắn

Theo bác sĩ Cam, trong vòng vài phút đến 1-2 giờ sau khi bị rắn độc cắn, bệnh nhi có những biểu hiện sau:

- Tại vết cắn (thường ở tay và chân) có 2 dấu răng của rắn.

- Vết thương sưng lên rất nhanh và sưng nhiều trong 1 giờ; chỗ sưng đau lan rộng.

- Xung quanh vết cắn có vết bầm tím lớn (hoại tử do độc tố của nọc rắn). Nếu là loại rắn có độc tố gây rối loạn đông máu (như rắn lục, rắn chàm quạp) thì chỗ cắn xuất hiện các mảng xuất huyết màu xanh; có trường hợp nổi phồng lên như nốt bỏng, trong có máu.

- Đối với nhóm rắn hổ, vết cắn không bầm nhưng bệnh nhân sẽ rất khó thở do liệt vùng hầu họng và liệt cơ hô hấp; biểu hiện là đớ miệng, không nói được, ứ đọng đờm nhớt, ngừng thở.

Cách xử trí

Ngay khi bị rắn cắn, dù không biết đó là rắn lành hay độc, ta vẫn phải xử trí như đối với rắn độc.

Trước tiên, phải làm chậm sự hấp thu độc tố bằng cách giữ yên và đặt chân tay thấp hơn tim (không đưa chân tay lên quá cao). Cho bệnh nhân nằm nghỉ, không vận động nhiều; vì những cử động sẽ làm máu lưu thông nhiều, nhanh, khiến cơ thể hấp thu chất độc nhanh.

Dùng cồn và các dung dịch sát khuẩn Povidine 10% rửa sạch vết thương nhằm chống nhiễm trùng và làm trôi bớt độc tố. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.

Bệnh nhân và người nhà nếu nhìn thấy con rắn thì nên mô tả với bác sĩ; hoặc nếu đánh chết được rắn thì mang theo để bác sĩ biết loại rắn nào cắn và xác định hướng điều trị thích hợp (mỗi loại rắn có một độc tố khác nhau, cần có thuốc giải độc riêng).

Một số điều nên tránh

- Buộc garo: Việc buộc garo không đúng cách có thể gây hoại tử chi.

- Rạch da nơi cắn rồi giác hút lấy máu độc ra: Gây tổn thương lớn hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bị loại rắn có độc tố gây rối loạn đông máu cắn, vết thương bị rạch rộng sẽ chảy máu nhiều hơn.

- Đưa con đến thầy lang, đặt nam châm vào vết thương để hút nọc: Thực ra, nọc rắn chỉ nằm ở vết cắn trong vài phút rồi nhanh chóng thấm vào máu. Sau 30-60 phút, nọc đã hoàn toàn đi vào hệ tuần hoàn. Ngoài ra, việc đưa con đến thầy lang sẽ làm chậm thời gian điều trị cho trẻ nếu thầy lang không có cách xử trí thích hợp. Nhiều trẻ đã tử vong do chỉ đến bệnh viện sau khi thầy lang bó tay.

Theo y văn, dùng kháng huyết thanh nọc rắn là phương pháp điều trị duy nhất đã được chứng minh là có hiệu quả đối với các trường hợp rắn độc cắn. Các phương pháp khác vẫn đang được bàn cãi và chưa có chứng minh khoa học.


Copy đường link gửi cho bạn bè !


Xử trí khi trẻ bị rắn độc cắn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học tập ,vui vẻ, sáng tạo ::  ♥ - ::Y HỌC ĐÓ ĐÂY :: - ♥ ::  Y học phương tây-
----Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất